Quantcast
Channel:
Viewing all articles
Browse latest Browse all 86

Các dạng biểu đồ thường gặp trong môn địa lý

$
0
0

Biểu đồ là một trong những dạng bài tập thường thấy ở môn địa lý, khi học địa lý thì các dạng biểu đồ này sẽ thể hiện rõ hơn những con số, những bảng biểu để bạn hiểu được tình hình kinh tế, sản lượng hay sự phát triển của một sự vật, sự việc nào đó.

Trong khi làm bài tập môn địa lý thì những dạng bài vẽ biểu đồ là dạng bài quan trọng nhất chiếm phần điểm khá cao, chính vì vậy nên bạn cần hiểu rõ hơn về các dạng biểu đồ để chọn được biểu đồ đúng đắn nhất thể hiện trong bài học.

1.    Biểu đồ hình tròn

Biểu đồ hình tròn là dạng biểu đồ phổ biến trong các bài tập môn địa lý, dạng biểu đồ này thể hiện rõ hơn cơ cấu cùng với thành phần tổng thể của các đối tượng địa lý nhất định, dao động từ 1 tới 3 năm, đơn vị tính biểu đồ là %.

Nếu như bảng số liệu biểu đồ trong địa lý tính theo đơn vị tuyệt đối thì bạn bắt buộc phải chuyển từ số liệu tuyệt đối này sang số liệu % tương đối mới có thể vẽ được biểu đồ hình tròn.

Khi vẽ biểu đồ hình tròn bạn đừng quên tính bán kính tròn nếu như đề bài có yêu cầu tới vẽ quy mô, và phải vẽ tâm đường tròn cùng trên một đường thẳng nếu như bạn vẽ hai hình tròn trở lên, chia cơ cấu cũng cần chia từ kim đồng hồ số 12, chia thuận theo chiều kim đồng hồ.

Các dạng biểu đồ thường gặp trong môn địa lý

2.    Biểu đồ hình cột

Biểu đồ hình cột trong địa lý chính là dạng biểu đồ thể hiện được sự phát triển hay so sánh độ lớn của các đối tượng địa lý với nhau, biểu đồ hình cột cũng có thể biểu hiện quy mô, chi cần bạn thể hiện dưới dạng cột chồng là được.

Khi vẽ biểu đồ hình cột bạn nên vẽ biểu đồ trên cùng một trục tọa độ để thể hiện rõ giá trị của các đơn vị, trục hoành là biểu hiện theo từng năm.

Các cột cần có độ rộng bằng nhau, chiều cao phải tương ứng với giá trị đại lượng được nêu trong bài.

Phần khoảng cách giữa các cột cũng cần phân tách theo khoảng cách của năm.

3.    Biểu đồ đô thị

Biểu đồ đô thị là dạng biểu đồ đường, đa phần được dùng để thể hiện sự thay đổi của các đại lượng địa lý khác nhau theo từng năm, thể hiện sự thay đổi liên tục hay thể hiện tốc độ tăng trưởng, phát triển của các đại lượng địa lý có đơn vị giống hay khác nhau.

Các dạng biểu đồ thường gặp trong môn địa lý

Nếu như trong bài có yêu cầu vẽ biểu đồ đường, bạn phải vẽ chúng trên một hệ trục tọa độ, trong đó trục tung là đơn vị giá trị đại lượng với đơn vị tuyệt đối, thể hiện tốc độ tăng trưởng theo đơn vị % tương đối, còn trục hoành là biến động theo từng năm.

Trên biểu đồ đường cũng cần rõ ràng khoảng cách năm và đừng quên đổi đơn vị ra cùng một đại lượng trước khi vẽ nhé.

4.    Biểu đồ kết hợp

Dạng biểu đồ kết hợp chỉ dùng khi vẽ hai đại lượng địa lý trở lên, biểu đồ này thể hiện được tính trực quan rõ ràng hơn, bạn có thể kết hợp vẽ biêu đồ cột với đường, vẽ biểu đồ cột với tròn, chỉ cần chú ý rõ các đại lượng là được.

5.    Biểu đồ miền

Các dạng biểu đồ thường gặp trong môn địa lý

Biểu đồ miền trong địa lý là một dạng khác của biểu đồ cột chồng, có chiều rộng thu nhỏ thành một đường thẳng, vừa thể hiện cơ cấu lại vừa thể hiện động thái của các đối tượng địa lý khác nhau, biểu đồ miền thường được thể hiện qua nhiều năm.

Khi vẽ biểu đồ miền bạn cần vẽ theo khung hình chữ nhật, chia thành nhiều miền và chồng lên nhau, thể hiện từng đối tượng địa lý riêng biệt, có thể thể hiện cơ cấu hoặc thể hiện giá trị tuyệt đối đều được.

 

 

The post Các dạng biểu đồ thường gặp trong môn địa lý appeared first on Trung tâm luyện thi EDUFLY.


Viewing all articles
Browse latest Browse all 86

Trending Articles